Hôm nay cho thuê xe máy Đà Lạt Khánh Đoan sẽ giới thiệu cho các bạn đôi nét về chợ Đà lạt. Chợ Đà Lạt không rõ được hình thành từ lúc nào, nhưng nó đã được người dân bao thế hệ ở Đà Lạt nâng tầm và phát triển ngày càng hiện đại và văn minh hơn. Hãy cùng tìm hiểu xem chợ Đà Lạt có những gì đặc sắc nhé.
Từ năm 1935 đến 1937, công sứ Lucien Auger của Pháp đã cho xây dựng một khu chợ mới bằng gạch, được thiết kế rất khang trang hơn trên nền chợ cũ, và đã giao cho hãng S.I.D.E.C thiết kế và thi công ngôi chợ. Chợ mới có kiến trúc rất giản dị nhưng khá độc đáo và đây là niềm tự hào của người dân Đà Lạt.
Hiệp định Genève vào năm 1954 đã làm cho dân số tới Đà Lạt tăng lên hơn 50.000 người, lúc này ngôi chợ đã quá tải và không đáp ứng đủ lượng người di cư tới đây, lại bị một đầm xà lách cùng với rác rưởi bên cạnh làm ô uế cảnh quan và hủy hoại môi trường. Thị trưởng của Đà Lạt lúc này là Trần Văn Phước đã quyết định xây dựng ngay vị trí đầm rác một ngôi chợ lầu đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Ngôi chợ này đã được thiết kế bởi kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức kết hợp với một số kỹ sư khác cùng thiết kế, nhà thầu chính là ông Nguyễn Linh Chiếu đảm trách phần thi công – công trình được khởi công năm 1958 và đến năm 1960 thì mới hoàn thành. Khi kiến trúc sư Ông Ngô Viết Thụ ở Pháp về, và được mời tham gia chỉnh trang ngôi chợ mới, ông đã thiết kế chiếc cầu thang nối tầng 2 của chợ với khu Hòa Bình, cũng như là hệ thống đường sá, nhà phố bao quanh quanh chợ. Cùng với thời gian này chính quyền thành phố cũng đã nhờ hai kiến trúc sư là ông Huỳnh Kim Mãng và ông Lâm Du Tốt thiết kế cải tạo lại ngôi chợ cũ thành rạp hát Hòa Bình (nay chính là Rạp 3 - 4) với các quầy hàng thương mại dịch vụ bao quanh ngôi chợ như hiện nay.
Đặc sản tuyệt vời tại chợ Đà Lạt
Đi du kịch Đà Lạt hôm nay và đến tại các địa điểm cho thuê xe máy Đà Lạt thuê xe ghé thăm chợ Đà Lạt thì du khách có thể hài lòng với tất cả những mặt hàng phong phú, và các quầy hàng ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh và giá cả hợp lý.
Chợ Đà Lạt rất đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau bao gồm: rau Đà Lạt như: bắp cải, súp lơ, bông atisô, tầng ô, bó xôi,…; hoa Đà Lạt với những loài hoa khoe sắc như: hoa hồng, cúc, cát tường, lily, layơn, huệ trắng,…; đặc sản nổi tiếng Đà Lạt như: dâu tây, mứt dâu, nước cốt dâu, khoai lang dẻo, hồng khô, rượu cần, rượu van;,…: quầy hàng ăn uống với đầy đủ các món ăn đến từ ba miền Bắc Trung Nam; và quầy hàng may mặc,trong đó đặc biệt là hàng len với đầy đủ: áo len, mũ len, khăn len,… từ hàng dệt cho đến hàng đan tay đều có; quầy hàng lưu niệm Đà lạt,…